Nếu bạn là một tín đồ thể thao thì chắc hẳn bạn sẽ thường bắt gặp hình ảnh các vận động viên dán các dải băng màu sắc trên cơ thể, chúng chính là băng dán cơ thể thao. Với khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những chấn thương thể thao, băng dán cơ chính là sản phẩm ưa thích của rất nhiều vận động viên chuyên nghiệp. 

Trong bài viết này, GOYA sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của băng dán cơ thể thao và lý giải lý do vì sao các vận động viên lại yêu thích sản phẩm này đến vậy.

1. Tầm quan trọng của băng dán cơ thể thao là gì?

Băng Kinesiology (KT tape), còn được gọi là băng dán cơ thể thao, là loại băng được làm từ những vật liệu thường đường sử dụng trong y tế, bao gồm acrylic và bông, với đặc tính đàn hồi, mỏng nhẹ nên chúng được ứng dụng nhiều trong thể thao và y tế.

Băng dán cơ thể thao được nghiên cứu và phát triển hơn một bác sĩ chuyên trị liệu các bệnh thần kinh cột sống tại Nhật Bản là Kenzo Kase vào năm 1970. Băng dán cơ được Kenzo thiết kế dựa trên ý tưởng mô phỏng lại một vật liệu có độ đàn hồi tương tự như da người và có phạm vi cử động linh hoạt. Khi dán lên da thì nó sẽ giúp níu giữ các cơ, hỗ trợ nâng đỡ cho hệ cơ xương khớp trong mỗi chuyển động của chúng. Dựa trên nguyên lý này, băng dán cơ được nhiều chuyên gia và vận động viên rất tin dùng.

Sau đây là một số lợi ích của băng dán cơ thể thao:

1.1. Hỗ trợ điều trị các chấn thương

Băng dán cơ thể thao giúp hỗ trợ điều trị các chấn thương

Băng dán cơ thể thao giúp hỗ trợ điều trị các chấn thương

Nhiều người nghĩ rằng thì băng dán cơ thể thao thì chỉ sử dụng trong thể thao thôi. Nhưng sự thật là do những người chơi thể thao hay sử dụng chúng nên chúng mới thường được gọi là băng dán cơ thể thao, tên chính xác của sản phẩm này là Kinesiology Tape hay Băng dán cơ và sản phẩm này không chỉ sử dụng trong thể thao mà còn được sử dụng trong các điều trị y tế. Nhiều bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu sử dụng băng dán cơ như một sản phẩm bổ trợ để hỗ trợ cho quá trình điều trị các chấn thương, đặc biệt là các chấn thương do chơi thể thao. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng băng dán cơ rất hiệu quả cho quá trình phục hồi các chấn thương khi kết hợp với những phương pháp như xoa bóp hoặc bấm huyệt.

1.2. Hỗ trợ trợ lực cho các vùng cơ yếu

Băng dán cơ Kinesiology là gì? Công dụng của băng dán cơ cho người chạy bộ.

Dùng băng dán cơ thể thao để hỗ trợ các vùng cơ yếu

Trợ lực là một trong các công dụng nổi bật của băng dán cơ thể thao, cũng nhờ công dụng này mà chúng được sử dụng nhiều trong các hoạt động thể thao. Nó được sử dụng cho các vùng cơ bị yếu để hỗ trợ cho sự hoạt động của các cơ này. Đặc biệt là trong các trường hợp mắc các hội chứng như căng thẳng cơ xương chậu hoặc hội chứng dải chậu chày, viêm gân Achilles ở cổ chân thì phương pháp sử dụng băng dán cơ thể thao sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

Không giống như các loại băng dán thông thường hoặc băng gạc y tế thông thường, thì băng dán cơ có độ đàn hồi 4 chiều giống như da thật, nên người sử dụng có thể vận động một cách hoàn toàn thoải mái. Thậm chí, còn có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng băng dán cơ khi chơi thể thao còn giúp tăng cường chuyển động và cải thiện sức bền của cơ thể tốt hơn so với không dùng.

1.3. Giúp cải thiện hiệu suất tập luyện

Cải thiện hiệu suất trong tập luyện và thi đấu là lý do mà nhiều vận động viên tin dùng sản phẩm này để giúp cải thiện và duy trì phong độ trên sân. Đồng thời, hỗ trợ phòng ngừa các chấn thương cơ thể không mong muốn trong quá trình chơi thể thao. Một số vận động viên điền kinh chia sẻ rằng, khi họ dán băng dán cơ thể thao dọc theo cơ mông đùi và bắp chân, họ cảm thấy cơ bắp của mình ít mỏi hơn và việc chạy cũng trở nên hiệu quả hơn.

1.4. Hỗ trợ làm mờ sẹo

Một số chuyên gia cho rằng băng dán cơ (KT Tape) có khả năng giúp làm mờ các vết sẹo sau chấn thương và phẫu thuật nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, công dụng này vẫn chưa có quá nhiều nghiên cứu uy tín với cỡ mẫu lớn, vì vậy với nếu bạn muốn sử dụng phương pháp này để mờ sẹo nhanh hơn thì tốt hơn bạn nên thảo luận với bác sĩ điều trị của mình.

1.5. Hỗ trợ điều chỉnh và sức mạnh cơ bắp

Băng dán cơ kinesiology taping

Băng dán cơ thể thao có thể lưu lại trên da từ 3 - 7 ngày

Băng dán cơ thể thao sẽ giúp hỗ trợ ổn định và điều chỉnh lại các vùng cơ hoạt động không đúng cách hoặc suy giảm chức năng vận động. Chẳng hạn, bạn thường hay bị trẹo cổ mỗi khi xoay đầu đột ngột, sử dụng băng dán cơ thể thao có thể giúp bạn giữ các đốt sống cổ được ổn định hơn và hạn chế được trường hợp này. Bên cạnh đó, một nghiên cứu thú vị năm 2017 có thấy rằng việc sử dụng băng dán cơ trong quá trình vật lý trị liệu cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng cơ sau tai biến mang đến nhiều hiệu quả tích cực đáng mong đợi.

Với những lợi ích trên chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của băng dán cơ trong các hoạt động thể thao và nguyên nhân tại sao các vận động viên lại yêu thích sản phẩm này đến vậy.

2. Sử dụng băng dán cơ thế nào?

2.1. Một làn da sẵn sàng

Bạn nên dán băng khi làn da đã sạch và khô ráo, vậy nên hãy rửa sạch da với cồn 90 độ hay nước rửa tay. Bạn nên loại bỏ bất kỳ lotion, kem, dầu hay lớp trang điểm trên da.

Dán miếng băng ít nhất 1 giờ trước khi bạn tập thể dục hay sau khi bạn ngưng đổ mồ hôi. Bạn nên loại bỏ lông trên vùng da cần dán băng để tránh đau khi tháo băng, mặc dù một ít lông trên da có thể không ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp. Tuy nhiên, quá nhiều lông cũng có thể khiến bạn khó dán miếng băng dính lên da.

cách sử dụng băng dán cơ

Vệ sinh da sạch sẽ trước khi dán băng kinesiology

2.2. Chuẩn bị miếng dán

Bạn chỉ có thể sử dụng miếng băng một lần, vì vậy hãy cố gắng đừng chạm đến mặt dính keo của băng. Miếng dán có thể là loại băng cuộn hay loại cắt sẵn. Vậy loại băng của bạn là gì? Nếu là loại cuộn, hãy cắt những miếng phù hợp bằng cây kéo sắc. Nếu là loại cắt sẵn, bạn chỉ cần dán chúng cẩn thận lên da.

2.3. Dán băng

Có 2 cách để dán băng: dán từ điểm gốc và dán căng vùng trung tâm.

Dán từ điểm gốc là cách phổ biến nhất để dán băng dán. Để tránh chạm vào phần dính của băng, bạn hãy gấp miếng băng cách khoảng 5cm tính từ phía cuối để tạo ra nếp gấp sau lưng. Xé phần giấy măt sau để tạo ra điểm gốc. Đặt điểm gốc lên da mà không kéo căng. Sau đó dần dần tháo phần giấy khi dán phần còn lại của miếng băng. Không nên tháo quá nhiều phần giấy phía sau cùng một lúc, vì mặt dính có thể dính với nhau hay dính vào tay hoặc những phần khác của da.

Dán căng vùng trung tâm thường được sử dụng trên vùng đau hay điểm nóng. Bằng cách dán này, bạn có thể sử dụng miếng dán ngắn hơn. Bạn nên kéo căng phần trung tâm của miếng băng trước khi dán vào da. Sau đó, bạn dán 2 điểm gốc mà không kéo căng. Gấp miếng dán làm đôi với 2 mặt giấy đối diện nhau. Xé phần giấy theo nếp gấp. Kéo nhẹ điểm gốc để làm căng phần trung tâm. Dán dính vào da và loại bỏ lớp giấy.

2.4. Tháo băng

Miếng băng bắt đầu bong ra sau 3 đến 5 ngày. Bạn có thể tháo nhẹ chúng theo chiều lông mọc. Điều này giúp giảm cảm giác đau khi lông dính theo miếng băng. Bạn nên dùng dầu thực vật hay dung dịch đặc biệt để có thể tháo miếng băng khi chúng quá dính.

3. Một vài cách giúp miếng băng dính chắc hơn

  • Nếu bạn dùng băng cuộn, bạn nên cắt chúng thành sợi. Làm tròn các góc và bạn có thể ngăn miếng dán rơi ra;
  • Không nên chạm vào phần dính khi dán băng vào da. Miếng dán có thể trở nên ít dính hơn;
  • Không nên kéo căng điểm cuối của sợi. Kéo căng điểm cuối làm chúng dễ bong ra hơn. Điều này còn gây khó chịu lên vùng da được dán;
  • Nếu miếng dán ướt, bạn có thể hong khô chúng bằng khăn, chà từ vùng trung tâm để tránh băng rơi ra. Không nên sử dụng máy sấy, vì hơi nóng có thể khiến miếng dán dính hơn nữa;
  • Không nên dán miếng băng lên vùng bị tổn thương;
  • Không nên sử dụng miếng băng dán nếu bạn dị ứng với chất dính.

4. Những trường hợp chống chỉ định dùng băng

Có một số trường hợp không nên sử dụng băng kinesiology: 

  • Vết thương hở: sử dụng băng dính trực tiếp lên vết thương có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc tổn thương da 
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: việc tăng lưu lượng chất lỏng có thể gây ra cục máu đông, có thể gây tử vong
  • Đang bị ung thư: tăng cường cung cấp máu cho khối ung thư có thể gây nguy hiểm 
  • Loại bỏ hạch bạch huyết: tích tụ ở nơi thiếu có thể gây sưng đau 
  • Bệnh tiểu đường: Nếu bạn bị giảm cảm giác ở một số khu vực, bạn có thể sẽ không nhận thấy những tác dụng của băng 
  • Dị ứng: Nếu da của bạn nhảy cảm với chất kết dính, bạn có thể bị mẩn đỏ 
  • Da mỏng: nếu da bạn thuốc dạng da nhạy cảm, bạn nên tránh dán băng dính lên
băng dán cơ
Băng dán cơ là một cách hoàn toàn tự nhiên và an toàn giúp điều trị chấn thương. Bạn có đang sử dụng loại băng này trong tập luyện thể thao hay chạy bộ không? Tác dụng của băng kinesiology là không thể bàn cãi. Đừng quên theo dõi GOYA để cập nhật những thông tin, xu hướng mới nhất của thời đại nhé!