Khi phong trào chạy bộ ở Việt Nam ngày càng phát triển, người ta bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về bộ môn này. Nếu theo dõi thường xuyên, bạn sẽ biết các runners thường quan tâm và đo đạc chất lượng buổi chạy bằng các thông số và thuật ngữ riêng. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây GOYA sẽ giải thích giúp mọi người hiểu hơn về các thuật ngữ căn bản trong môn chạy bộ. 

 

1. Chạy bộ là gì?

Trước khi tìm hiểu về các thuật ngữ chạy bộ chúng ta cần phải biết chạy bộ là gì. Hiểu một cách đơn giản, chạy bộ chỉ đơn giản là một hình thức vận động bình thường của cơ thể. Thông qua các tác động giúp di chuyển từ những bộ phận như tay, chân, mông, cơ bụng… Từ đó, làm cơ thể đẩy nhanh tốc độ trên môi trường như mặt đường, máy chạy bộ… Tương tự như tập thể thao với xe đạp tập thể dục tại nhà, chạy bộ cũng mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và vóc dáng.

Chạy Bộ Là Gì Và Thuật Ngữ Trong Chạy Bộ Cần Phải Biết

Chạy bộ là bộ môn thể thao tốt cho sức khoẻ. Nguồn: Internet

Có nhiều hình thức chạy như chạy nước kiệu, chạy chậm hoặc thong thả, thoải mái nhưng tốc độ chạy vẫn được duy trì ổn định trong suốt quá trình luyện tập... Hiện nay, chạy bộ đang trở thành môn thể thao phổ biến và ngày càng được mọi người trên toàn thế giới yêu thích. 

2. Các thuật ngữ chạy bộ mà các runners thường gặp phải

- Marathon: Cự ly chạy đường dài tiêu chuẩn dài 42,195 km (theo hệ đo lường m) và 26.2 mile (theo hệ đo lường Anh – Mỹ). Để cụ thể, trong một số trường hợp Marathon được gọi là Full Marathon ký hiệu FM.

- Half Marathon: Hay gọi là bán marathon là cự ly chạy bằng một nửa của marathon dài 21,0975 km hay 13.1 mile (theo hệ đo lường Anh – Mỹ).

Ultra: Chỉ cự ly chạy dài hơn cự ly của marathon.

- DNF: Thuật ngữ này được viết đầy đủ là “Did not fish” chỉ những người bỏ cuộc, không hoàn thành được mục tiêu đề ra.

- 5K: Cự ly chạy 5km ngoài đường nhựa, nếu thi đấu trong sân vận động được gọi là 5000 m.

- 10K: Cự ly chạy 10km ngoài đường nhựa, nếu thi đấu trong sân vận động được gọi là 10.000 m.

- Đường Piste/Track: Đường chạy trong sân vận động, chiều dài vòng sát nhất là 400m.

- Chạy Road: Chạy trên đường chạy rải nhựa hoặc bê tông

- Chạy Trail: Chạy trên đường mòn, với bề mặt là đất đá hỗn hợp không phải là dạng đường rải nhựa hoặc bê tông.

- Pace: Đơn vị đo tốc độ khi chạy tính bằng số phút cần để chạy hết 1km hoặc 1 dặm. Ví dụ: Pace 6:45 có nghĩa là chạy 1km sẽ hết 6 phút 45 giây.

- HR – Heart rate: Nhịp tim tính bằng số nhịp trung bình trong một phút. Người bình thường nhịp tim trung bình khoảng 70 nhịp/phút. Thiết bị đo nhịp tim thường được viết tắt là heart rate monitor (HRM).

- MHR – Max  Heart Rate: Nhịp tim tối đa trong một phút. Thông thường chỉ số nhịp tim tối đa được xác định bằng công thức 220 – tuổi. Ví dụ 20 tuổi nhịp tim tối đa sẽ là 200. Tuy nhiên công thức này có độ tin cậy không cao và chỉ mang ý nghĩa tham khảo.

- HR Zone - Heart Rate Zone: Vùng nhịp tim, đây là thuật ngữ chỉ các khoảng khác nhau chia theo các mức nhịp tim. Thông thường, HR Zone được chia làm 5. Tuy nhiên mỗi hãng sản xuất thiết bị đo nhịp tim khác nhau sẽ có cách chia khác nhau và thường chênh lệch một chút. Tuy nhiên, phổ biến áp dụng cách chia như sau:

+) Zone 1: 50-60% của nhịp tim tối đa. Ngưỡng này thường tương đương với vận động nhẹ như đi bộ;

+) Zone 2: 60-70% của nhịp tim tối đa. Ngưỡng ngày vẫn là vận động nhẹ như đi bộ nhanh chạy chậm;

+) Zone 3: 70-80% của nhịp tim tối đa. Ngưỡng chạy ở tốc độ vừa phải, phần lớn thời gian tập chạy bền nên ở ngưỡng này;

+) Zone 4: 80-90% của nhịp tim tối đa. Ngưỡng luyện tập tốc độ;

+) Zone 5: 90-100% nhịp tim tối đa. Ngưỡng vận động tối đa thường chỉ diễn ra trong vài giây.

- Cadence: Số bước chạy, thường được tính bằng số bước mỗi phút (steps per minute - spm). Cadence thường được viết tắt là Cad. Ví dụ cadence 180 spm tương đương 180 bước 1 phút.

- Warm - up: ám chỉ việc khởi động trước khi chạy bộ. Đây được coi là việc vô cùng quan trọng bởi lúc này, cơ thể được làm nóng, tăng độ mềm dẻo và hạn chế tình trạng chuột rút. Bạn hãy dành ra khoảng 10 đến 15 phút trước khi chạy để ổn định nhịp tim, nhịp thở,...  

Khởi động đúng cách khi chạy bộ - việc làm dễ, lợi ích lớn

Thuật ngữ Warm - up ám chỉ việc khởi động trước khi chạy bộ. Nguồn: Internet

- Recovery Run: Chạy phục hồi, là ngưỡng chạy rất nhẹ nhàng ở khoảng đầu ngưỡng nhịp tim zone 2. Kiểu chạy này giúp các cơ được vận động nhưng không quá mạnh từ đó phục hồi lại.

- Easy Run: Chạy nhẹ nhàng là cường độ chạy ở mức nhịp tim Zone 2;

- Aerobic Run: Chạy ở ngưỡng hiếu khí tương đương nhịp tim ở Zone 3, phần lớn các bài chạy bền nên ở mức này;

- Anaerobic Run: Chạy ở ngưỡng kị khí với nhịp tim Zone 4, là các bài tập chạy cường độ cao ngắt quãng hoặc cường độ cao thời gian ngắn để xây dựng tốc độ.

- Tempo Run: Thuật ngữ chỉ bài chạy tốc độ cao trong thời gian dưới một giờ. Đây là khái niệm khá phức tạp với nhiều cách hiểu khác nhau theo HLV Hal Higdon đó là tốc độ gần với tốc độ chạy đua 10km nhanh nhất của từng người. Trong khi HLV Jack Daniel cho rằng đó là khả năng chạy hết sức trong vòng 1 giờ.

- Interval training: Chỉ việc chạy biến tốc. Bài tập này được xen kẽ giữa việc chạy nhanh với chạy chậm. Từ đó cải thiện đáng kể tốc độ của vận động viên.

- Ironman Triathlon: Thuật ngữ chỉ loại đua ba môn phối hợp đường dài của Triathlon Word Corporation. Đây là sự kiện thể thao 3 môn phối hợp trong một ngày và là sự kiện khó khăn nhất thế giới.

- ITRA:Thuật ngữ chạy bộ này được viết đầy đủ là International Trail Running Association. Đây là Hiệp Hội Chạy Đường Mòn Quốc Tế nhằm giám sát và quản lý cấp quốc tế đối với với bộ môn chạy đường mòn. ITRA cho phép tham gia hiệp hội và quy định điểm số, đồng thời vận động viên khi hoàn thành giải chạy sẽ được ghi nhận điểm và có thể xét tham dự các giải chạy lớn.

VO2 Max: Thuật ngữ trong chạy bộ này chỉ lượng oxy tối đa một người có thể hấp thụ được trong một phút luyện tập. 

Negative splitsThuật ngữ chạy bộ chỉ việc chạy nhanh hơn ở nửa sau quãng đường.

- Interval: Tập chạy cường độ rất cao thường chỉ trong thường gian ngắn.

- BIB: Số đeo trên người các VĐV khi tham gia một giải chạy. Việc đeo bib là sự xác nhận việc bạn tham gia giải chạy với ban tổ chức.

BIB là gì? Ý nghĩa số BIB trong giải chạy marathon

Thuật ngữ BIB. Nguồn: Internet

Pacer: Chỉ người của ban tổ chức trong các kì thi chạy việt dã hay còn được gọi là người dẫn tốc.

- Chip: Hầu hết các giải chạy hiện nay đều dùng công nghệ chip điện tử gắn liền trên bib để ghi kết quả từ khi bắt đầu đến khi kết thúc của các VĐV.

- Racekit: Gói đồ ban tổ chức một giải chạy phát cho bạn để dùng khi chạy trong đó thường chắc chắn có số BIB.

Gun time: Đây là thuật ngữ chạy bộ chỉ thời gian tính từ khi súng lệnh nổ tới khi vận động viên chạy qua đích. Trong các giải lớn, thời gian này thường dài hơn thời gian của chip điện tử.

- Gel: Loại thức ăn dạng lỏng chứa calo để nạp năng lượng nhanh khi chạy

- Điện giải: Các ion cần thiết cho hoạt động trao đổi chất của tế bào gồm Natri, Kali, Canxi. Trong đó Natri và Kali là quan trọng nhất. Thông thường các loại điện giải có thể tìm thấy trong các loại đồ uống thể thao có sẵn trên thị trường hoặc đơn giản là muối.

- Vest Nước: Loại túi đeo sau lưng để đựng nước và các loại đồ dùng cần thiết khi chạy. Chúng thường được thiết kế để tối ưu hóa nhất cho việc chạy bộ.

Bài viết trên đã tổng hợp toàn bộ các thuật ngữ trong chạy bộ đơn giản và phổ biến. Để không bỏ lỡ những kiến thức thú vị khác, hãy theo dõi website GOYA.vn ngay nhé.