7 cách kéo dài tuổi thọ của giày chạy bộ không thể bỏ qua
Một đôi giày chạy bộ chuẩn và đủ tốt sẽ hỗ trợ cho bạn rất lớn khi bạn luyện tập nhưng làm thế nào để duy trì được sự hỗ trợ ấy được lâu bền nhất? Câu trả lời là bạn cần biết cách “chăm sóc” cho đôi giày chạy của mình. Đừng nghĩ việc này không cần thiết nhé, chỉ riêng việc giá thành một đôi giày chạy bộ không hề nhẹ nhàng chút nào cũng khiến bạn phải lưu tâm đến việc kéo dài tuổi thọ cho đôi giày của mình rồi đấy.
1. Xếp giày giống như bảo quản rượu
Tại sao bạn lại nói "xếp giày giống như bảo quản rượu"? Đây có nghĩa là bạn phải cất giày chạy bộ của mình, giống như bạn cất giữ rượu vang vậy đó! Hãy để giày chạy bộ tránh xa nguồn nhiệt, tránh ánh nắng trực tiếp, và không để trên xe trong khoảng thời gian dài. Bạn có thể là vì “ham muốn tiện lợi” mà đặt tất cả các trang thiết bị chạy trên xe, để mỗi khi muốn chạy đều có trong tay những thiết bị cần thiết. Nhưng trên thực tế, cốp xe bị ánh nắng mặt trời chiếu sáng trong khoảng thời gian dài, nhiệt độ trong cốp tăng cao sẽ làm cho đế giữa của giày chạy bị khô, thu nhỏ và cứng lại, từ đó làm giảm độ bền và tính năng cân bằng của giày.
2. Cung cấp đầy đủ không gian cho mỗi đôi giày trên kệ
Bạn đã bao giờ nhìn thấy một chiếc giày chạy bộ bị đưa vào lãnh cung lạnh lẽo, bỗng một ngày nó tự dưng "bị phân liệt" chưa? Thì ra là giày chạy nếu lâu ngày không được sử dụng sẽ ngả vàng do bị oxy hóa, thậm chí xuất hiện các vết nứt và gãy. Vì vậy, khi cất giày đừng quên chừa một khoảng trống nhỏ giữa chúng và đừng để chúng bị đè bẹp dưới ủng hoặc những đôi giày khác. Bởi vì phần mặt của giày chạy tương đối mềm, việc bị ép bởi giày nặng sẽ làm tăng độ mòn của đôi giày.
3. Phơi khô càng sớm càng tốt
Giày chạy bộ không tránh khỏi việc bám bụi bẩn khi bạn mang quá nhiều và cần được vệ sinh sạch sẽ. Hóa ra phải làm thế nào để phơi khô giày chạy cũng là điều cần phải học hỏi! Giày ướt đem ra nơi có gió để phơi khô tự nhiên rất dễ có mùi. Vì vậy sau khi giặt giày xong, bạn có thể lấy lót giày ra, rồi dùng giấy báo nhồi vào bên trong thân giày, sau khi giấy báo thấm đầy nước có thể thay một đợt giấy mới vào. Ngoài ra, cũng có thể nhét giấy báo vào phần mũi giày để cố định hình dáng của nó.
4. Cởi trói cho đôi giày chạy của bạn
Tôi tin rằng bạn vẫn luôn "giẫm lên" hoặc đạp tung giày khi cởi giày đúng không! Thực ra cách làm này sẽ làm hỏng đôi giày chạy bộ đấy! Vì vậy, chúng ta nên tháo dây giày trước khi cởi giày. Ngoài ra, cũng nên mang vào trước khi thắt dây giày lại, không nên cố gắng nhét chân vào giày mỗi khi mang, khiến giày bị kéo giãn. Như vậy, có thể giúp vị trí gót chân của giày chạy tránh khỏi việc bị đè hoặc hư hỏng.
5. Giày chạy cũng cần nghỉ ngơi đấy!
Trước khi bắt đầu một buổi tập khác, bạn cần phải đảm bảo rằng đôi giày chạy của bạn đã nghỉ ngơi đủ 48 tiếng, mục đích là nhằm giúp lớp xốp dưới đáy giày có đủ thời gian phục hồi lại trạng thái ban đầu. Vì vậy, hãy để những đôi giày chạy bộ có thời gian để nghỉ ngơi, như vậy mới có thể giúp chúng kéo dài tuổi thọ được chứ!
6. Theo dõi quãng đường đồng hành với bạn của giày chạy
Mỗi đôi giày chạy có giới hạn về số dặm của riêng chúng. Mặc dù quãng đường có thể chạy của một đôi giày chạy trung bình khoảng 800 km. Nhưng mỗi đôi giày thường có số dặm giới hạn khác nhau tùy thuộc vào tình hình tập luyện, chiều cao và trọng lượng của vận động viên, và mức độ hao mòn của giày chạy bộ. Do đó, bạn có thể sử dụng các ứng dụng hỗ trợ ghi lại quãng đường chạy mỗi ngày, và ước tính tổng quãng đường bằng cách đơn giản cộng lại quãng đường đã chạy của giày.
7. Chỉ giặt bằng tay
Đôi khi có thể là vì một lúc nông nỗi do lười biếng mà cho giày chạy vào máy giặt hoặc máy sấy để giặt và sấy khô. Trên thực tế, sản phẩm vải sau khi chà sát bằng máy giặt và làm nóng bằng máy sấy, các sợi vải của giày chạy có thể sẽ bị phá hủy. Vì vậy, chúng ta có thể dùng khăn giấy ướt, hoặc dùng bàn chải đánh răng và xà phòng để rửa sạch những phần bị bẩn là được rồi.
Đây là 7 cách bảo vệ đôi giày chạy bộ của Biji. Nếu bạn còn có bất kỳ cách độc đáo nào để bảo dưỡng giày, thì hãy chia sẻ cho GOYA Việt Nam biết nhé!