Tại sao người chạy bộ đường dài và chạy nước rút trông rất khác nhau?
Tại sao những người chạy bộ dường dài thường có cơ thể khá “ốm yếu”, trong khi đó, những người chạy nước rút lại có body vạm vỡ hơn? Cùng là VĐV chạy bộ mà sao họ lại trông khác nhau như vậy? Hãy cùng GOYA tìm hiểu nhé!
Lý giải sự khác nhau giữa 2 cơ thể của người chạy bộ đường dài với chạy nước rút
Các VĐV chạy nước rút thường có một body vạm vỡ không khác gì với các diễn viên điện ảnh thời tập niên 80 cả trong khi những VĐV chạy đường dài (chạy Marathon) thì nhìn gầy gò chẳng khác gì những người nhịn ăn lâu ngày vậy.
Mặc dù cùng là chạy bộ nhưng 2 kiểu VĐV này có cơ thể hoàn toàn khác biệt đơn giản là vì cách tập luyện của họ khá là khác nhau.
Từ sự khác nhau ở 2 loại cơ chính trên cơ thể
Có sự khác biệt khác lớn ở sự bùng nổ mạnh mẽ ở người chạy nước rút và sự bền bỉ của người chạy đương dài là do họ sở hữu tỉ lệ 2 loại cơ co chậm và cơ co nhanh khác nhau.
- Đối với VĐV chạy nước rút/chạy ngắn, cơ thể họ được rèn luyện, chuẩn bị cho tốc độ và sức mạnh. Cụ thể là khả năng phát lực, bứt tốc nhanh nhất có thể.
- Ngược lại, với VĐV chạy bền, cơ thể họ lại được rèn luyện, chuẩn bị cho sự bền bỉ, lâu dài, duy trì thể lực trong thời gian lâu nhất nhằm đạt được mục tiêu về quãng đường.
Với tính chất phát lực nhanh trong một khoảng thời gian ngắn (bộc phát) khi chạy nước rút, các nhóm cơ co rút nhanh sẽ được sử dụng nhiều nhất. Ngược lại, với tính chất bền bỉ kéo dài ở chạy bền, cơ thể các VĐV sẽ sử dụng chủ yếu là các nhóm cơ co rút chậm.
Thứ 2, bản chất các sợi cơ co rút nhanh có kích thước to hơn so với các sợi cơ co rút chậm. Điều này khiến các VĐV chạy nước rút (với chương trình tập luyện tập trung vào tốc độ, sức mạnh) thường có hình thể, khối lượng cơ bắp lớn hơn so với các VĐV chạy bền.
Đến sự khác nhau về cân bằng cơ thể
Ngoài việc tập luyện cho đôi chân thêm mạnh mẽ thì những người VĐV chạy bộ cũng có khác nhau ở thân trên với lý do:
Đối với các VĐV chạy nước rút, chân của họ to ra đồng nghĩa với việc dễ bị mất cân bằng đặc biệt là khi chạy nhanh, do vậy họ cần phải tăng cơ ở thân trên bằng cách tập thể hình để đảm bảo sự cân bằng của cơ thể khi chạy nước đại. Và tới đây thì bạn đã hiểu tại sao họ thường có cơ thể to lớn hơn và nhiều cơ bắp.
Ngược lại, các VĐV chạy bộ đường dài thì sẽ phải hoạt động liên tục, việc mang trên người thêm 1 lạng cũng có thể khiến thành tích của họ giảm xuống. Chính vì vậy, họ sẽ đào thải tối đa chất béo trên cơ thể để có thể tối ưu thành tích của mình để trở thành người dẫn đầu nên cơ thể của anh ta sẽ nhỏ nhẹ nhất có thể.
Và ảnh hưởng từ cả di truyền
Di truyền cũng là 1 lý do khiến cơ thể mỗi người có cơ bắp trông rất khác nhau. Cho nên ngay cả khi 2 người đó không tập luyện thì cơ thể của họ cũng trông đã rất khác nhau rồi.
Với tất cả những lý do trên, bạn đã biết tại sao VĐV chạy bộ đường dài lại có cơ thể khác với VĐV chạy nước rút rồi đúng không nào. Theo dõi GOYA.vn để cập nhật những thông tin thú vị mỗi ngày nhé!