40 tuổi có nên chạy bộ không? Chạy bộ tuổi trung niên tốt không?
Càng lớn tuổi các chức năng cơ thể của con người sẽ bị suy giảm. Chạy bộ là cách cải thiện sức khỏe cơ thể tuyệt vời. Vậy Vậy 40 tuổi có nên chạy bộ không? Cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết dưới đây
Độ tuổi nào không nên chạy bộ?
Không có độ tuổi nào ngăn cản được niềm đam mê chạy bộ. Những em bé nhỏ hay người già, tuổi trung niên đều có thể chạy bộ. Tuổi tác sẽ không phải là yếu tố quyết định có nên chạy hay không. Rất nhiều người cho rằng tuổi trung niên, người già chạy bộ sẽ rất dễ gặp phải những chấn thương. Vậy 40 tuổi có nên chạy bộ không?
Độ tuổi nào cũng có thể chạy bộ
Tư vấn: 40 tuổi có nên chạy bộ không?
Theo như nghiên cứu về tuổi tác cũng như sự lão hoá thì cơ thể người cao tuổi, tuổi trung niên từ 40 trở lên sẽ giảm dần sức khỏe, tăng chất béo trên cơ thể, mật độ xương khớp giảm, giảm thải axit lactic. Tuy vậy những người lớn tuổi vẫn có thể thích nghi cũng như đáp ứng được việc rèn luyện sức bền bằng chạy bộ. Tuy nhiên cần chú ý chạy bộ đúng cách, đảm bảo phù hợp với sức khỏe.
Với câu hỏi 40 tuổi có nên chạy bộ không? Thì câu trả lời là có, ở độ tuổi 40, 50, 60 bạn vẫn có thể chạy bộ, tuy nhiên cần có cường độ luyện tập phù hợp, chạy bộ đúng cách và nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ.
40 tuổi nên chạy bộ với cường độ hợp lý
Trên 40 tuổi chạy bộ cần chú ý gì?
40 tuổi có nên chạy bộ không? Chạy bộ tuổi trung niên cần lưu ý gì? Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho những người chạy bộ ở độ tuổi trung niên trên 40
Lưu ý tư thế chạy bộ
Những người lớn tuổi nên chú ý tư thế chạy để có thể giảm đi các chấn thương xương khớp. Người lớn tuổi khi bắt đầu chạy nên có thêm người hướng dẫn và theo dõi tới khi trở thành thói quen. Quá trình chạy thì lưng và hông cần thẳng, mở rộng phần vai với mắt nhìn thẳng về trước, tiếp đất bằng khu vực giữa của bàn chân. Những người lớn tuổi khi chạy chỉ nên bước ngắn, tránh bước dài vì có thể gây ra những chấn thương.
Tư thế chạy bộ cần chuẩn
Tham khảo thêm tư vấn từ bác sĩ
Những người lớn tuổi khi cơ thể đã lão hoá sẽ gặp rất nhiều những vấn đề bệnh tật. Bởi vậy khi bắt đầu chạy hay tập các môn thể thao cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ. Có thể tham khảo thêm cường độ chạy, số buổi chạy mỗi tuần để phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe.
Chạy chậm mà chắc
Chạy bộ cần khởi động để có thể làm nóng cơ thể. Xương khớp của những người lớn tuổi sẽ cần có thời gian để nhanh chóng thích nghi với việc chạy bộ. Khi mới bắt đầu chạy nên bắt đầu chạy chậm ở mức độ dễ. Nếu như chưa quen với quá trình chạy bộ thì có thể đan xen vừa chạy vừa kết hợp đi bộ.
Chạy bộ tuổi 40 ưu tiên chạy chậm mà chắc
Kết hợp tập thêm các bài bổ trợ
Để cải thiện sức khỏe cũng như tăng hiệu suất chạy bộ thì nên tập xen kẽ các buổi chạy với việc tập yoga, đạp xe hay bơi lội. Những bài tập này sẽ giúp làm khỏe cơ, giúp bạn giữ được thăng bằng cho cơ thể cũng như cải thiện được sức bền cơ thể. Nếu có điều kiện nên tập các bài bổ trợ cùng những huấn luyện viên cá nhân.
Sau khi chạy cần nghỉ ngơi, hồi phục đúng cách
Bên cạnh thời gian tập thì nên nghỉ ngơi đúng cách để có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Với những người trên 40 tuổi mỗi buổi tập nên chạy từ 5 phút đến 10 phút, tuần nên chạy từ 3 buổi đến 4 buổi.
Sau khi chạy thì nên thực hiện những động tác giãn cơ, massage cũng như bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Giấc ngủ là rất quan trọng bởi đây là thời gian mà các cơ tổn thương có thể tự hồi phục và sửa chữa.
Sau thời gian chạy bộ nên nghỉ ngơi để hồi sức
Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn vấn đề 40 tuổi có nên chạy bộ không. Ở độ tuổi trung niên việc chạy bộ đúng cách sẽ rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên cần lưu ý chạy với tần suất, cường độ phù hợp với sức khỏe.